Kiến trúc Nhật Bản được phát triển dựa trên sự cân bằng trong phong cách sống và mang hơi hướng gần gũi, hòa nhập với thiên nhiên. Việc lựa chọn vật liệu xây dựng cũng không rời xa khỏi triết lý đó. Các tấm nhựa Polycarbonate sở hữu tính năng ra sao để được người Nhật yêu thích sử dụng trong các công trình.
Mục lục
Mục lục
Các đặc trưng trong phong cách kiến trúc Nhật Bản
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc ở châu Á. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản không vì ưu tiên cho sự phát triển kinh tế mà xem nhẹ vấn đề môi trường. Không phải là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà trái lại, hằng năm người dân trải qua rất nhiều trận động đất nguy hiểm. Vì thế, người dân nơi đây luôn ý thức rất rõ tầm quan trọng của thiên nhiên đối với sự sống của con người.
Con người luôn có kết nối với thiên nhiên từ bên trong công trình
(Ảnh: House for Pottery, Osaka)
Điều này không chỉ được thể hiện trong kiến trúc truyền thống mà còn trong cả kiến trúc đô thị hiện đại. Ở các công trình hiện đại, chúng ta vẫn thấy thấp thoáng tinh thần lâu đời của người Nhật, các tòa nhà cao tầng vẫn không xa rời cây xanh và ánh sáng. Mặt khác, do tập tính sinh hoạt khác biệt, cách bố trí công năng gian mang nhiều tầng lớp, hình khối đan xen. Chính điều này tạo ra sự độc đáo của các tòa nhà cao tầng ở Nhật so với những nơi khác trên thế giới.
Tựu trung, kiến trúc ở Nhật không chỉ tuân theo tinh thần từ lối kiến trúc truyền thống mà trên hết cần phù hợp với điều kiện thiên nhiên nơi đây. Các yếu tố về thiên tai đã biến một số quy tắc trong thiết kế kiến trúc và sử dụng vật liệu trở thành yêu cầu tiên quyết và bắt buộc. Một số quy tắc trong thiết kế kiến trúc tại Nhật Bản:
Phần móng đóng vai trò rất quan trọng
Do ở Nhật thường xuyên xảy ra thiên tai như động đất nên công trình cần có phần móng vững chắc. Để chống chọi với thiên tai, các ngôi nhà Nhật Bản thường có móng gỗ cắm sâu trên nền phẳng làm từ đất đá. Ngày nay, với kỹ thuật thi công hiện đại hơn móng thường được làm bằng bê tông cốt thép.
>>> Tham khảo thêm: Kích thước tấm nhựa polycarbonate
Khung nhà Nhật Bản thường làm bằng vật liệu có trọng lượng nhẹ
Người Nhật thường sử dụng các vật liệu thiên nhiên như gỗ để làm khung nhà. Ngoài ra các phần khác như vách, sàn, mái hiên,… đều ưu tiên các vật liệu tự nhiên và nhẹ. Điều này xuất phát từ việc đất nước này thường xuyên xảy ra động đất. Nếu sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên hoặc có trọng lượng nhẹ, con người có thể dễ dàng gây dựng lại từ đống đổ nát hậu động đất. Mặt khác, các vật liệu nhẹ sẽ không gây hại hoặc chôn vùi con người.
Công trình nhà ở được ưu tiên sử dụng vật liệu gỗ, đưa giếng trời vào không gian theo dạng “lõi” cây xanh
(Ảnh: Nhà ở Shrimp, Fukuyama)
Ưu tiên các loại vật liệu có khả năng điều hòa khí hậu, chống ẩm tốt
Do đặc điểm khí hậu Nhật là độ ẩm cao, nên để ngăn tác động của hơi ẩm làm hỏng các vật liệu, sàn nhà ở Nhật thường cao hơn nền đất khoảng vài chục centimet. Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng không ngừng tìm kiếm các vật liệu chống chịu tốt trong khí hậu này. Với tiêu chí đề cao thiên nhiên và con người, kiến trúc Nhật Bản cũng hướng tới các vật liệu mang đến cảm giác hài hòa, đem ánh sáng và nhiệt độ vào công trình một cách dễ chịu nhất.
Đặc điểm nào của tấm nhựa Polycarbonate khiến người Nhật ưa chuộng?
Mặc dù tinh thần chung của kiến trúc Nhật Bản ưu tiên các vật liệu đến từ thiên nhiên. Nhưng trong trào lưu kiến trúc hiện đại, các vật liệu thiên nhiên không còn đủ để đáp ứng cho các loại công trình đa dạng khác nhau. Vì thế các vật liệu nhân tạo mang tính năng tối ưu sẽ là giải pháp hoàn hảo nhất. Các tấm lợp Polycarbonate tuy là một vật liệu nhân tạo nhưng được “ưu ái” xuất hiện rất nhiều trong các công trình ở Nhật nhờ sự phù hợp với tinh thần kiến trúc Nhật Bản.
Tấm lợp đảm bảo được tính gần gũi của con người và thiên nhiên
Trong các ngôi nhà Nhật, việc có đủ ánh sáng và không gian bên trong hòa hợp với bên ngoài là yếu tố được ưu tiên. Với màu sắc đa dạng từ trong suốt, trong mờ, trắng sữa cho đến xanh lam, nâu khói, tấm nhựa Polycarbonate hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa ánh sáng vào trong công trình.
So với kính thủy tinh thông thường, tấm nhựa Polycarbonate còn điều tiết ánh sáng tốt, không gây chói, đảm bảo không gian vô cùng dễ chịu. Với khả năng truyền sáng lên đến 87% (đối với tấm Polycarbonate đặc màu trong suốt), vách ngăn làm bằng tấm nhựa Polycarbonate xóa bỏ đi khoảng cách giữa bên trong và bên ngoài công trình. Mặt khác, tấm nhựa Polycarbonate không có khả năng tích nhiệt cao hơn kính, giúp duy trì sự ổn định nhiệt độ bên trong công trình.
Căn nhà chòi cho trang trại ở ngoại ô tỉnh Aichi
Tấm lợp có trọng lượng nhẹ và độ bền cao, đảm bảo an toàn sau trong điều kiện thiên tai
Không chỉ động đất mà ở Nhật còn có nhiều thiên tai khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Vì thế nếu công trình xây dựng bằng các vật liệu quá kiên cố như gạch đá, bê tông, thì sau mỗi lần thiên tai, thiệt hại về người và của là vô cùng cao.
Chẳng hạn trong trường hợp công trình sử dụng kính thủy tinh, trong trường hợp xảy ra thiên tai, các mảnh vỡ có khả năng làm con người bị thương nặng nề. Trong khi đó, với tấm nhựa Polycarbonate có trọng lượng chỉ bằng ¼ kính có cùng độ dày, có khả năng làm vách ngăn thay thế cho tường gạch, hạn chế tối đa rủi ro thiệt hại về người.
Bên cạnh đó, với độ bền chống va đập gấp 200 lần kính thông thường (có cùng độ dày), tấm lợp sẽ không xảy ra tình trạng nứt vỡ gây thiệt hại trầm trọng.
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt và độ ẩm cao
Không như Việt Nam có khí hậu nhiệt đới quanh năm, khí hậu Nhật Bản còn là sự khắc nghiệt của mùa đông có tuyết rơi và độ ẩm cao. Với các tính chất ưu việc của vật liệu nhựa, tấm nhựa Polycarbonate không hề bị ảnh hưởng bởi yếu tố độ ẩm như các vật liệu thiên nhiên. Ngoài ra, dưới các biến động thất thường của thời tiết, nhựa nhiệt dẻo Polycarbonate vẫn duy trì độ bền như mới sau nhiều năm sử dụng.
Những công trình ở Nhật sử dụng tấm nhựa Polycarbonate
Dưới đây là một số công trình được ứng dụng tấm nhựa Polycarbonate trong mặt đứng, vách ngăn, lợp mái,…
Shed Roof House
Ngôi nhà được xây dựng ở chân núi Phú Sĩ, nằm ẩn trong rừng sâu. Nơi đây vào mùa đông sẽ có tuyết rơi rất dày trên mái, vì thế đội ngũ kiến trúc sư đã quyết định phần mái với hình dáng mái dốc để tránh sức nặng của tuyết. Bên cạnh đó, phần mặt đứng phía trên được lợp bằng tấm nhựa Polycarbonate phẳng để người ở có thể ngắm mưa và tuyết rơi từ bên trong căn nhà, thông qua đó để cảm nhận rõ nét về thiên nhiên nơi vùng rừng sâu.
>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết về nhựa polycarbonate
Ngôi nhà nhìn từ bên ngoài, kết hợp giữa gỗ và tấm nhựa Polycarbonate
Từ bên trong công trình, phần mái dốc với góc nghiêng hẹp
Công trình tỏa sáng vào ban đêm
Cửa tiệm Miyagawa Bagel
Công trình vốn dĩ được cải tạo từ một nhà kho chứa dụng cụ đánh cá ở Miyagawa-cho thuộc thành phố Miura. Mục đích của việc này là tránh lãng phí các không gian trống trong thành phố. Công trình được tạo ra để thu hút phần nào dân cư ghé thăm khu vực này, tránh đi cảm giác hiu quạnh ở các thành phố nhỏ.
Cửa tiệm nằm gọn bên cạnh một con dốc nhỏ
Phần cột và mái được làm từ các cây gỗ thô khai thác tại địa phương
Các bức tường nguyên bản của công trình được thay thế toàn bộ bằng tấm nhựa Polycarbonate trong suốt với mong muốn các vị khách vãng lai sẽ dễ dàng nhìn thấy bên trong công trình. Ý tưởng này xuất phát từ mục đích mang lại không gian xanh ngay cả khi khách hàng đang ngồi bên trong cửa tiệm.
Cảnh sắc thiên nhiên khi được nhìn từ bên trong công trình vô cùng sống động
Sự kết hợp giữa gỗ tự nhiên, tấm lợp trong suốt và nội thất tông màu trung tính tạo nên vẻ đẹp rất riêng biệt của kiến trúc Nhật Bản
Công trình nhà ở House in Shinkawa
Với diện tích vỏn vẹn 78 mét vuông, người thiết kế mang ý đồ tạo ra một không gian sống không có sự tách biệt giữa bên trong và bên ngoài. Kiến trúc sư muốn mang đến không gian thoáng khí và nhiều ánh sáng nhất có thể, vì thế đã lựa chọn tấm nhựa Polycarbonate phẳng để vừa lấy sáng tốt vừa đảm bảo chống chịu mưa bão.
Toàn bộ phần khung và cột công trình đều được làm bằng gỗ
Từ mùa xuân đến mùa thu, công trình như một đài quan sát cảnh sắc bên ngoài, trong mùa đông, công trình đóng vai trò như nhà kính, bảo vệ con người khỏi cái lạnh khắc nghiệt.
>>> Tham khảo thêm: những mẫu mái che sân vườn độc đáo sẽ mang lại vẻ đẹp mới lạ cho không gian ngoài trời của bạn
Ánh sáng tràn ngập trong không gian nhỏ bé của công trình
Để được tư vấn về các giải pháp kiến trúc cho tấm nhựa Polycarbonate, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi!
CÔNG TY TNHH TMDV SX NHỰA NAM VIỆT
Địa chỉ: 362 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM
SĐT: +84 (0) 28 35125 108 | Hotline: 0938 018 130
Email: info@namvietplastic.com
Website: namvietplastic.vn