Ngày nay, nhựa là một loại vật liệu cực kì phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhựa xuất hiện ở khắp mọi nơi và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, dễ dàng nhận thấy nhất như chai đựng nước, hộp đựng thức ăn, túi nylon, chai dầu gội… Vậy có bao nhiêu loại nhựa, chúng khác nhau như thế nào? Là câu hỏi mà mọi người hay gặp. Việc hiểu được đặc điểm riêng của từng loại nhựa giúp chúng ta có sự lựa chọn sáng suốt khi lựa chọn đồ vật nhựa để sử dụng, điều đó góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường xanh.

Thực tế hiện nay con người đã sản xuất được tới 9.1 tỷ tấn nhựa, một con số rất lớn khi liên hệ với các sản phẩm nhựa trong cuộc sống. Để phân loại và nhận biết nhựa ta dựa vào mã SPI, với bộ mã này ta dễ dàng xác định được đâu là các loại nhựa được sử dụng trong các đồ vật, giúp ích rất lớn trong việc phân loại để tái chế. Dưới đây là các nhóm vật liệu nhựa được quy định theo mã RIC (Resin Identification Coding System):

PETE – Polyethylene Terephthalate

Số 1 trong hệ thống mã hóa nhựa là các sản phẩm được làm bằng PET hoặc PETE, là loại nhựa Polyme nhiệt dẻo phổ biến nhất của họ polyester. Bởi khả năng dễ dàng định hình, PET thường được dùng làm chai lọ, hộp đựng thức ăn nhanh… hoặc kết hợp với sợi thủy tinh để làm nhựa kỹ thuật. Phần lớn sản lượng PET trên thế giới là dành cho sợi tổng hợp (hơn 60%), sản lượng chai lọ chiếm khoảng 30% nhu cầu toàn cầu.  Trong ứng dụng ngành dệt, PET được gọi bằng tên chung là polyester , trong khi từ viết tắt PET thường được sử dụng liên quan đến bao bì. Polyester chiếm khoảng 18% sản lượng polymer thế giới và là loại polymer được sản xuất nhiều thứ tư sau polyethylene (PE), polypropylene (PP) và polyvinyl chloride (PVC), tại Mỹ loại nhựa này chiếm đến 96% trong tổng số các sản phẩm nhựa được sử dụng.

  • Ứng dụng: Chai nước ngọt, chai nước khoáng, các sản phẩm chai lọ..

HDPE – High Density Polyethylene

Đây là loại nhựa phổ biến nhất vì nó khó bị bể vễ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc quá lạnh. Nhựa HDPE chủ yếu được sử dụng làm chai lọ đựng hóa mỹ phẩm, hạn chế sử dụng để đựng đồ ăn, chúng có độ ổn định hóa học cao nên khó bị Acid hoặc kiềm ăn mòn, và chịu được nhiệt độ thấp. Ngoài ra LDPE cũng không độc hại, ít thấp nước, có độ bền dẻo và độ bền kéo tốt. Tuy vậy LDPE cũng có những nhược điểm như độ cứng bề mặt thấp, dễ bị biến dạng và trầy xước. Với đặc tính riêng biệt của mình, LDPE được sử dụng phổ biến làm các sản phẩm gia dụng, bao bì, túi xách. Vật liệu nhựa này chiếm đến 56% tổng lượng rác thải nhựa.

  • Ứng dụng: Chai đựng nước rửa chén, chai lọ đựng dầu gội…

PVC – Polyvinyl Clorua

Đây được coi là loại nhựa xuất hiện sớm nhất. Vì bản thân loại nhựa này có gốc Clo nên nó không tốt cho sức khỏe, chính vì thế không sử dụng nhựa PVC để lưu trữ đồ ăn hoặc nước uống. Việc tái chế nhựa PVC cũng không phổ biến, theo thống kê chỉ có 1% loại nhựa này được tái chế hằng năm. Loại nhựa này chịu lực kém, để tăng khả năng chịu lực người ta thường trộn thêm MBS hoặc ABS… Gồm có nhựa PVC cứng và nhựa PVC mền, nhựa cứng được tổng hợp từ dạng bột với các phụ gia chất ổn định nhiệt, bôi trơn,… được nung đến nhiệt độ khoảng 160°C – 180°C, còn nhựa PVC mền được trộn thêm chất làm dẻo như DOP.

  • Ứng dụng: Màng bọc thực phẩm, can nhựa, dây cáp, ống nhựa…

LDPE – Low-Density Polyethylene

Là loại nhựa Polyethylene mật độ thấp chính vì vậy loại nhựa này có nhiều đặng tính tương tự như PE: Có khả năng chịu được axit kiềm, chịu được dung môi hữu cơ. Liền cạnh đó, nó còn có chức năng cách điện cực kỳ tốt. Đặc biệt, khi hoạt động ở nhiệt độ thấp vẫn giữ được tính dẻo nhất định, ngoài ra chúng cũng có trọng lượng nhẹ và khả năng chống va đập hiệu quả. Tuy vậy, hạt nhựa LDPE lại duy trì độ nhớt cao nên khó khăn trong việc sản xuất hàng hóa.

  • Ứng dụng: Túi nylon, sản phẩm gia dụng, các bộ phận bằng nhựa cho máy tính, nắp đậy chai lọ.

PP – Polypropylene

Là loại nhựa có độ độ bền xé và độ bền kéo cao, không bị kéo dãn dài do đó được chế tạo thành dạng sợi. Nhựa PP không mềm dẻo như PE, đặc biệt là rất dễ bị xé rách khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ. Nhựa PP nhìn chung khá dễ tính do đó chúng có khả năng gia công bằng các phương pháp thường dùng cho chất dẻo, loại nhựa này có chính chất chống thấm hơi nước, dầu mỡ và các chất khác. PP có độ kết tinh khoảng 70%, không màu và bán trong suốt. Theo thống kê chỉ có một lượng rất ít loại nhựa này được tái chế hằng năm.

  • Ứng dụng: Màng BOPP, vỏ bình Ắc quy, đồ điện da dụng, dây bọc điện…

PS – Polystyrene

Đây là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị và khi cháy cho ngọn lửa không ổn định, chúng được biết đến năm 1845 khi đốt nóng Styren trong ống thủy tinh ở nhiệt độ 200°C. PS không màu và dễ tạo màu, do đó dễ dàng gia công bằng phương pháp ép và ép phun. PS là loại nhựa có đặc tính rất thú vị, tính chất cơ học của chúng phụ thuộc vào mức độ trùng hợp để tạo ra chúng: PS có trọng lượng phân tử thấp rất dòn và độ bền kéo thấp, trọng lượng phân tử tăng lên thì độ bền cơ và nhiệt tăng, độ giòn giảm đi, nếu vượt quá mức độ trùng hợp nhất định thì tính chất cơ học lại giảm đi. Không dùng nhựa PS để đựng đồ ăn nhiệt độ trên 70°C vì ở nhiệt độ này sẽ giải phóng ra Monostyren gây tổn hại cho gan.

  • Ứng dụng: Mút xốp, foam, hộp xốp đựng thực phẩm…

Các loại nhựa khác

Các loại nhựa trong nhóm số 7 này bao gồm các loại nhựa khác nằm ngoài các loại đã liệt kê bên trên như Polycarbonate, Styren, Sợi thủy tinh, Acrylic… Một loại nhựa trong nhóm này được sử dụng phổ biến hiện nay đó là nhựa Polycarbonate. Đây là loại nhựa có cơ lý tính cực kì tốt, chuyên sử dụng làm các sản phẩm cần tới độ bền cao hoặc sử dụng môi trường ngoài trời như Tấm lợp thông minh, bình chứa nước, kính bảo hộ, thiết bị y tế…

  • Ứng dụng: Tấm lợp thông minh, kính chắn gió mũ bảo hiểm, bình đựng nước…

Với những thông tin đặc tính của từng loại nhựa bên trên giúp các bạn phần nào trong việc lựa chọn sản phẩm nhựa phù hợp, hãy luôn quan tấm đến các đồ vật nhựa để có phương án tái chế hợp lý góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

Chia sẻ: