Các thiết kế và ứng dụng vật liệu Polycarbonate đã không chỉ dừng ở phần ngoại thất mà từ lâu đã đi sâu vào các thiết kế nội thất. Những vách ngăn trong suốt Polycarbonate đã mang đến những giải pháp sáng tạo mới mẻ nhất cho không gian.

Không gian mở tạo nên một dòng chảy công năng liền mạch giữa các khu vực chức năng trong công trình. Thay vì những bức tường ngăn cách nặng nề, các không gian như được nối liền nhau khiến ngôi nhà trở nên khoáng đạt và cởi mở hơn.

Xu hướng thiết kế này ngày một thịnh hành bởi các không gian sống hiện nay dần bị thu hẹp dẫn đến sự bí bức và ngột ngạt. Nhờ có xu hướng thiết kế này, các không gian nhỏ dường như được giải phóng đi phần nào. Ngoài ra để liên kết các không gian sinh hoạt và làm việc lại với nhau, đồng thời phải đảm bảo sự riêng tư nhất định, các kiến trúc sư cần phải sáng tạo hết mức để đảm bảo sự hợp lý cho công năng.

Không gian mở không chỉ có giá trị cao về không gian mà còn mang đến giải pháp về thẩm mỹ và chức năng sử dụng. Với mỗi không gian chức năng, không gian mở lại mang một giá trị khác biệt.

Đối với không gian sống

Đối với không gian sống, ánh sáng tự nhiên là yếu tố được đánh giá cao. Vì thế không gian mở được ưa chuộng nhờ tận dụng tối đa công năng của các không gian đồng thời đảm bảo ánh sáng tự nhiên xuyên suốt. Không gian mở còn mang lại cảm giác tự nhiên và gần gũi giữa các thành viên trong gia đình.

Công trình House with a Margin, Nhật Bản

Vách ngăn trong suốt ngăn cách giữa sân trước và không gian sinh hoạt trong gia đình
(Ảnh: Công trình House with a Margin, Nhật Bản – Archdaily)

Trong công trình House with a Margin, người thiết kế đã sử dụng vách ngăn trong suốt Polycarbonate dạng tôn sóng để ngăn cách giữa không gian làm việc và không gian sinh hoạt chung. Phần vách dễ dàng điều chỉnh như những tấm cửa trượt mỏng nhẹ để điều tiết ánh sáng. Kể cả khi đóng kín, người bên trong không gian cũng không bị ngăn trở tầm nhìn và hạn chế ánh sáng.

Công trình House with a Margin, Nhật Bản

Không gian khi nhìn từ bên ngoài vào
(Ảnh: Công trình House with a Margin, Nhật Bản – Archdaily)

Không gian làm việc mở

Những năm gần đây, các văn phòng làm việc ứng dụng không gian mở ngày một nhiều, từ các công ty nhỏ cho đến các tập đoàn lớn. Vậy không gian mở này có ưu thế ra sao?

Một không gian mở tạo ra không gian làm việc chung dễ dàng tương tác giữa các cá nhân và bộ phận, mở rộng sự sáng tạo. Việc tối giản đi các vách ngăn cứng và bí giúp tăng thêm diện tích cho không gian, đồng thời giảm thiểu chi phí thi công và lắp đặt. Việc “thu gọn” các không gian được cắt xẻ thành một không gian đồng nhất còn giúp tiết kiệm chi phí về ánh sáng hoặc máy điều hòa không khí. Một không gian mở còn mang đến sự linh hoạt khi cần điều chỉnh công năng.

 Văn phòng Skullcandy Office, Thụy Sĩ

Văn phòng với vách ngăn Polycarbonate màu trắng sữa tạo thành phòng họp
(Ảnh: Văn phòng Skullcandy Office, Thụy Sĩ – Archdaily)

Tuy nhiên nhược điểm nhất định của một không gian mở chính là sự lo ngại về việc ô nhiễm tiếng ồn. Không gian xen lẫn tiếng ồn của nhiều bộ phận khác nhau ảnh hưởng ít nhiều đến sự tập trung trong từng bộ phận. Ngoài ra, trong thời buổi các loại bệnh dịch đường hô hấp hoành hành thì không gian mở chính là môi trường lây lan nhanh nhất.

Quán In and Between Boxes, Trung Quốc

Quán cafe bên ngoài là sự trộn lẫn giữa cũ và mới, phần mái được che bằng tấm lợp Polycarbonate trong suốt
(Ảnh: Quán In and Between Boxes, Trung Quốc – Archdaily)

Vì thế, các kiến trúc sư thường hướng đến các giải pháp không gian mở nhưng được ngăn cách bởi những vách ngăn mỏng nhẹ và trong suốt. Vách ngăn bằng tấm nhựa trong suốt đảm bảo được ánh sáng xuyên suốt nhưng đồng thời vẫn có khả năng cách âm, tạo nên sự riêng tư nhất định khi làm việc. Mặt khác, nhờ có các vách ngăn trong suốt Polycarbonate, các không gian làm việc riêng được ngăn cách, đảm bảo an toàn cho nhân sự kể cả trong mùa dịch.

 Quán In and Between Boxes, Trung Quốc

Quán cafe có vách ngăn bằng Polycarbonate giữa khu làm việc và khu giải khát
(Ảnh: Quán In and Between Boxes, Trung Quốc – Archdaily)

Không gian giải trí, nghệ thuật

Không chỉ có các không gian sống và làm việc, các không gian giải trí, nghệ thuật cũng có những nhu cầu bức thiết về ánh sáng, độ thông thoáng,… Việc đưa không gian mở, giải phóng các kết cấu ngăn che nặng nề góp phần làm tôn lên các sản phẩm nghệ thuật, đồng thời tạo ra trải nghiệm dễ chịu cho người tham quan. Những công trình như triển lãm tranh, thư viện, bảo tàng nghệ thuật,… luôn được chú trọng đến vấn đề ánh sáng, không gian, sự kết nối (hay còn gọi là mạch cảm xúc) giữa các khu vực.

Nhà hàng Tapa Tapa, Thượng Hải

Nhà hàng sử dụng vách ngăn Polycarbonate để phân chia các khu vực, tạo cảm giác riêng tư
(Ảnh: Nhà hàng Tapa Tapa, Thượng Hải – Archdaily)

Vách ngăn trong suốt Polycarbonate cũng đang được đưa vào các công trình triển lãm. Vẻ đẹp trong trẻo mang hơi hướng hiện đại của vật liệu này vô cùng phù hợp với các công trình triển lãm mỹ thuật phong cách đương đại. Ngoài ra các công trình giải trí công cộng như nhà hàng, quán cafe, quầy bar cũng sử dụng vách ngăn Polycarbonate cho các hoạt động ngoài trời.

Arbory Bar & Eatery, Melbourne, Úc

Dọc sông Yarra là các quầy hàng dạng container nối dài với vách là nhựa Polycarbonate
(Ảnh: Arbory Bar & Eatery, Melbourne, Úc – Archdaily)

Chẳng hạn công trình Arbory Bar & Eatery, một quầy ăn ven sông Yarra sử dụng vách Polycarbonate đặc màu trắng sữa, bao quanh kết cấu dạng container bằng khung gỗ. Sự kết hợp này tạo nên vẻ đẹp hiện đại, chỉn chu cho các quầy ăn uống giải khát ven sông, vừa đáp ứng cảm giác về sự linh hoạt cho người đi dạo.

Arbory Bar & Eatery, Melbourne, Úc

Vào ban đêm, các quầy hàng như những hộp đèn vuông nằm bên sông
(Ảnh: Arbory Bar & Eatery, Melbourne, Úc – Archdaily)

Tấm nhựa Polycarbonate không chỉ mang đến giải pháp về một vật liệu có tính năng ưu việt mà còn sở hữu một vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Ứng dụng rộng rãi vào các loại công trình khác nhau từ nội thất đến ngoại thất, vách ngăn trong suốt Polycarbonate sẽ là giải pháp hữu hiệu với chi phí vô cùng hợp lý mà mọi thiết kế đều có thể hướng đến.

Để được tư vấn giải pháp và cung cấp sản phẩm chất lượng, xin liên hệ ngay với chúng tôi!

CÔNG TY TNHH TM DV SX NHỰA NAM VIỆT

Logo Nam Việt Plastic
  • Địa chỉ: 362 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: (028) 35125108
  • Hotline: 0938018130
  • Email: info@namvietplastic.com

Chia sẻ: