Tấm nhựa lấy sáng đã được ứng dụng rộng rãi trong nhà công nghiệp, thay thế cho kính cường lực phần mái. Hiện tấm lợp Polycarbonate (PC) và Composite (FRP) là 2 loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất cho phần mái lợp. Vậy ưu nhược điểm và ứng dụng của từng loại tấm lợp trên ra sao, hãy cùng Nhựa Nam Việt đi tìm hiểu kỹ càng hơn.

Ứng dụng của tấm nhựa lấy sáng nhà công nghiệp

Trong xây dựng nhà xưởng hiện đại, tấm nhựa lấy sáng nhà công nghiệp dần được thay thế cho các tấm lợp mái kính cường lực. Theo sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, mái lớp nhà công nghiệp bằng kính cường lực không còn đủ để đáp ứng yêu cầu chất lượng. Vì thế các kỹ sư tìm đến các giải pháp thay thế về vật liệu mới.

>>> Xem thêm: Phân loại nhựa dễ dàng bằng bằng 2 cách

Tấm nhựa lấy sáng đưa đến giải pháp ánh sáng cho công trình

Tấm nhựa lấy sáng đưa đến giải pháp ánh sáng cho công trình mà không làm tăng chi phí và trọng lượng phần mái cho công trình

Sự phát triển của ngành xây dựng kéo theo sự phát triển của ngành công nghệ vật liệu xây dựng. Các công nghệ mới dần được ra đời để đáp ứng yêu cầu ngày một cao của vật liệu xây dựng về độ bền, thẩm mỹ, các yêu cầu kỹ thuật (chống cháy, chống thấm,…). Khi đó vật liệu truyền thống trong nhà công nghiệp như thủy tinh sẽ khó lòng đáp ứng khi thủy tinh là vật liệu dễ vỡ, không chống chịu va đập, giá thành tương đối cao và dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng trong công trình khi bị vỡ.

>> Tham khảo chi tiết hơn về: Bảng giá mới nhất của tấm lợp lấy sáng Nam Việt

Nhờ sự phát triển cấp tiến của ngành công nghệ vật liệu, các chủ đầu tư dần tìm được các loại chất liệu có khả năng thay thế lấy sáng của thủy tinh, đồng thời khắc phục được các nhược điểm như chịu va đập kém, dễ vỡ,… Trong các vật liệu sử dụng làm tấm nhựa lấy sáng nhà công nghiệp, nổi bật nhất là nhựa Polycarbonate (nhựa PC) và nhựa Composite (nhựa FRP). Hãy cùng tìm hiểu 2 loại nhựa này ở một góc nhìn “cận cảnh” hơn nhé!

So sánh nhựa PC và nhựa FRP

Nhựa Polycarbonate (PC) là một loại nhựa nhiệt dẻo tổng hợp trong suốt bao gồm các đơn vị Polymer được liên kết thông qua các nhóm Cacbonat.

Chúng được sản xuất trên thị trường với nhiều màu sắc khác nhau (có thể trong suốt hay mờ), vật liệu này cho phép độ truyền ánh sáng gần như tương đương với thủy tinh, nhưng lại có khả năng chống va đập tốt hơn 200 lần Với cùng độ dày, nhựa PC dễ nhẹ hơn thủy tinh 2 lần, dễ cắt, uốn, tạo hình hơn.

Các liên kết polymer của polycarbonate được sử dụng để sản xuất nhiều loại vật liệu. Liên kết này đặc biệt hữu ích giúp làm tăng khả năng chống va đập và độ trong suốt của sản phẩm.

Tấm lợp nhựa Polycarbonate có nhiều hoa văn và độ trong khác nhau

Tấm lợp nhựa Polycarbonate có nhiều hoa văn và độ trong khác nhau

>> Tham khảo chi tiết hơn về: Tấm nhựa thông minh polycarbonate tại Công ty Nhựa Nam Việt.

Vật liệu Composite được ứng dụng trong ngành xây dựng dưới dạng nhựa FRP (Fiber-reinforced Polymer) có nghĩa là nhựa gia cố sợi. Nhựa FRP có chất lượng khác biệt với các loại nhựa phổ thông như PVC, PE, PP…. Tương đồng với nhựa PC, FRP cũng là một loại nhựa tổng hợp. Nhựa FRP là phức hợp bao gồm 2 pha: Pha nhựa và pha chất độn. Mục đích chất độn trong nhựa FRP là để tăng cơ lý tính và độ bền của vật liệu.

Cấu tạo cơ bản của nhựa FRP

Cấu tạo cơ bản của nhựa FRP

So sánh ưu nhược điểm của 2 loại nhựa PC và nhựa FRP

Vì nhựa PC và FRP đều là nhựa tổng hợp nên có những tính chất tương đồng nhất định:

>> Tham khảo chi tiết hơn về:  tấm nhựa trong suốt được ưu chuộng nhất hiện nay

Đều lấy được ánh sáng, chống được tia cực tím

Cả 2 loại nhựa FRP và PC đều đã được nghiên cứu, chế tạo để lấy được ánh nắng sáng, chặn được những tia cực tím UVB đến từ ánh Mặt Trời.

Khả năng linh hoạt ứng dụng vào công trình

Cả 2 loại tấm lợp PC và FRP đều được yêu thích sử dụng trong công trình bởi một nguyên nhân đơn giản: dễ dàng sử dụng và lắp đặt vào khung công trình công nghiệp. Việc dễ dàng lắp đặt giúp giảm thiểu thời gian thi công, từ đó giảm được phần lớn chi phí nhân công. Nhờ việc tiết kiệm thời gian, tốc độ xây dựng nhà xưởng giúp tối ưu được một phần chi phí rất lớn.

Tuổi thọ, độ bền

Tuổi thọ của nhựa FRP lên đến trên 20 năm. Tuổi thọ của các sản phẩm nhựa PC lên đến 20 năm.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhựa FRP sẽ nhanh chóng bị bạc màu, giảm khả năng lấy sáng sau vài năm sử dụng, và bị bong tróc, lộ lợp thủy tinh sợ gây bụi trong vài năm nữa.

>> Tham khảo chi tiết hơn về: Bảng giá tôn nhựa Polycarbonate Nicelight lấy sáng

Nhựa FRP với lớp sợi thủy tinh bên trong

Nhựa FRP với lớp sợi thủy tinh bên trong

Đối với nhựa PC thì lại là một câu chuyện khác. Tấm nhựa PC bền hơn, độ bền được tính toán là cao gấp 200 lần kính, không phai màu, độ lấy sáng không sụt giảm nhiều sau nhiều năm sử dụng.

So sánh một số nhược điểm giữa nhựa PC và nhựa FRP

Với những ưu điểm trên, cả 2 loại nhựa này cũng có một số mặt hạn chế sau:

Nhược điểm của nhựa FRP

Nhựa FRP là một vật liệu tổng hợp từ nhiều loại vật liệu gồm sợi thủy tinh, nhựa nhiệt rắn được xếp chồng thành từng lớp xen kẽ nhau.

Sau một thời gian dài sử dụng, nhựa FRP sẽ bị bạc màu, bong tróc, để lộ phần sợi thủy tinh bên trong. Mỗi lần tác động lên sẽ tạo ra nhiều bụi mịn, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, những sợi nhựa thủy tinh này nếu tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây ngứa, khó chịu.

Nhược điểm của nhựa Polycarbonate

Nhược điểm đáng lưu ý nhất đối với các sản phẩm nhựa Poly Carbonate là tính dễ bị trầy xước. Để khắc phục điều này, các nhà thiết kế đã đắp thêm một lớp chống trầy xước ở 2 bề mặt các tấm nhựa PC.

Công trình công nghiệp nên sử dụng nhựa PC hay nhựa FRP?

So với nhựa FRP, nhựa PC có khả năng ứng dụng rộng rãi và linh hoạt hơn. Trong khi nhựa FRP chủ yếu sử dụng cho các công trình công nghiệp hoặc công trình không phải nhà ở, thì nhựa PC lại được sử dụng cho cả công trình nhà ở lẫn công nghiệp. Thậm chí, nhựa PC còn được yêu thích sử dụng trong nội thất các công trình nhà ở riêng biệt.

Đối với công trình công nghiệp, để cân nhắc đến việc sử dụng vật liệu, chúng ta sẽ đề cập đến các yếu tố như chống cháy, chịu lực, ảnh hưởng đến môi trường,..

Khả năng đáp ứng trong xây dựng

Ngoài các yếu tố kỹ thuật, đây mới là yếu tố mà các kỹ sư quan tâm đầu tiên khi chọn lựa vật liệu – khả năng tương thích với kết cấu công trình. Điều này yêu cầu vật liệu có một sự linh hoạt nhất định trong khả năng định hình.

Cả tấm nhựa PC và nhựa FRP đều có khả năng đáp ứng và thích ứng tốt trong các cấu trúc nhà công nghiệp khung thép. Nhờ vào đặc tính vừa bền vừa nhẹ, cả 2 loại vật liệu này giúp giảm thiểu tải trọng nhà công nghiệp và rút ngắn thời gian thi công.

nhựa Polycarbonate dễ dàng ứng dụng vào công trình

Khả năng định hình linh hoạt giúp cho nhựa Polycarbonate dễ dàng ứng dụng vào công trình

Yếu tố môi trường

Nhựa FRP sau khoảng 5 năm sử dụng sẽ bị bạc màu, giảm tính năng, có thể bị lội ra lớp sợi thủy tinh tùy điều kiện môi trường. Việc thay thế là cần thiết, tuy nhiên sẽ tăng thêm gánh nặng cho môi trường.

Đối với , nhựa PC, niên hạn sử dụng từ 15 năm trở lên. Đồng thời khả năng bền màu và duy trì sự trong suốt sau nhiều năm sử dụng (hao hụt khả năng truyền sáng dưới 7% sau 10 năm) là một điểm cộng vô cùng to lớn.

>>> Tấm lợp nhà kính chất lượng kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Tính năng ưu việt nhưng so với nhựa FRP, nhựa PC phù hợp để ứng dụng trong việc xây dựng, làm tấm lợp cho các công trình công nghiệp hơn. Bởi hình thức thanh mảnh, sắc nét và trong trẻo tương đồng nhất với thủy tinh, nhựa PC thường được các chủ đầu tư yêu thích sử dụng để làm tấm lợp mái, tấm panel tường cho nhà công nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về chiếu sáng. Trong khi đó nhựa FRP thường được ứng dụng làm các vật liệu sản xuất cho ngành công nghiệp.

Quý khách có nhu cầu lắp đặt tấm lợp nhựa Polycarbonate cho công trình, vui lòng liên hệ với chúng tôi!

CÔNG TY TNHH TM DV SX NHỰA NAM VIỆT

Logo Nam Việt Plastic
  • Địa chỉ: 362 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: (028) 35125108
  • Hotline: 0938018130
  • Email: info@namvietplastic.com

Chia sẻ: