Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đã và đang được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình công cộng và công nghiệp. Ở mảng xây dựng dân dụng, tấm lợp lấy sáng Polycarbonate chưa thật sự phổ biến trong các công trình Việt. Thế nhưng ở châu Âu, từ lâu các tấm lợp đã được các kiến trúc sư khéo léo đưa vào các thiết kế công trình hiện đại.
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate xuất hiện từ khi nào?
Để nói về nguồn gốc của tấm lợp polycarbonate, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc của vật liệu polycarbonate.
Vào năm 1953, vật liệu nhựa Polycarbonate lần đầu tiên được tiến sĩ Hermann Schnell phát hiện trong phòng thí nghiệm thuộc bộ phận R&D của tập đoàn Bayer (Đức). Sau đó bằng sáng chế cho loại nhựa này được cấp chính thức ngày 16/10/1953.
Biểu tượng tập đoàn Bayer, Đức
Đến năm 1958, loại nhựa này đã được sản xuất trên quy mô công nghiệp, phổ biến rộng rãi ở Uerdingen, Đức. Ứng dụng của vật liệu này phủ rộng khắp nhiều lĩnh vực khác nhau như điện, điện tử, giao thông, đồ gia dụng, công nghệ, xây dựng, y tế,….
Tấm lợp Polycarbonate là một trong những ứng dụng của nhựa Polycarbonate trong lĩnh vực xây dựng. Mặc dù ứng dụng này mới khởi phát từ năm 1971 nhưng tấm lợp Polycarbonate đã nhanh chóng được ưa chuộng và trở thành một vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực này.
Sản phẩm đầu tiên của ngành xây dựng mà nhựa Polycarbonate được ứng dụng đó chính là vách ngăn trong suốt – thay thế chức năng lấy sáng của vách kính. Nhờ những tính năng vượt trội mà vật liệu nhựa đem lại, tấm lợp lấy sáng Polycarbonate dần có chỗ đứng riêng, trở thành một trong những giải pháp kiến trúc cho công trình xây dựng.
Các nước châu Âu ứng dụng tấm lợp Polycarbonate vào công trình xây dựng
Nhờ những đặc tính của tấm lợp lấy sáng Polycarbonate như khả năng truyền sáng cao, chống va đập tốt,… mà từ năm 1986 những tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đã được sử dụng để lợp mái nhà thi đấu, sân vận động, nhà ga,…
Tấm lợp lấy sáng dùng để lợp nhà thi đấu – công trình Villacelama Multisport Pavilion (Tây Ban Nha)
(Nguồn ảnh: Archdaily)
Đối với những lĩnh vực như kiến trúc và xây dựng, các kiến trúc sư và kỹ sư không ngừng tìm tòi sáng tạo để cải tiến và nâng cấp chất lượng công trình. Nhờ vậy, tấm lợp Polycarbonate không chỉ đơn giản là một giải pháp thay thế mà đã trở thành một lựa chọn có ưu điểm riêng biệt. Với vai trò tiên phong trong việc tìm ra loại nhựa này, hiện nay rất nhiều công trình ở châu Âu đã đưa tấm lợp lấy sáng Polycarbonate ứng dụng vào không chỉ ngoại thất mà cả nội thất.
Sau đây là những công trình hiện đại, được ứng dụng tấm lợp lấy sáng Polycarbonate vào ngoại thất. Ứng dụng vô cùng đa dạng như mặt dựng, lối đi lộ thiên, mái che công trình, kính mặt dựng,…
Ứng dụng làm mái che – Trường Centre Lucie Aubrac, Pháp
Trường tiểu học Centre Lucie Aubrac với rất nhiều khu nhà chức năng riêng biệt, bao quanh các khoảng sân lớn. Với dụng ý thiết kế để trống các khoảng sân ngoài trời cho trẻ em đủ không gian hiếu động và vui chơi, dẫn đến khoảng cách giữa các khu chức năng khá xa nhau. Vì thế, kiến trúc sư đã sử dụng tấm lợp lấy sáng Polycarbonate làm mái che cho lối đi lộ thiên, kết nối giữa các khu chức năng với nhau.
Công trình sử dụng mái che Polycarbonate màu trắng đục (Nguồn ảnh: Archdaily)
Tấm lợp Polycarbonate đáp ứng được tiêu chí về ánh sáng, thông thoáng, đồng thời là một vật liệu nhẹ an toàn cho trẻ em tiểu học. Lối đi này giúp các giáo viên, học sinh và phụ huynh có thể đi dạo bộ thoải mái trong bất kỳ thời tiết nào.
Tấm lợp Polycarbonate sử dụng cho lối đi lộ thiên bao ngoài công trình, kết nối giữa sân chơi và các dãy nhà (Nguồn ảnh: Archdaily)
Ứng dụng làm kính mặt dựng
Trường Diamant, Hà Lan
Trường tiểu học này được xây dựng vào năm 2016, sử dụng các tấm lợp lấy sáng Polycarbonate thay thế cho kính mặt dựng. Dụng ý lớn nhất của kiến trúc sư khi sử dụng tấm lợp Polycarbonate đó là muốn cho những đứa trẻ trong tuổi phát triển nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời. Đồng thời, hạn chế nguy hiểm do vật liệu thủy tinh mang lại
Tấm lợp Polycarbonate màu trắng đục lợp mặt dựng tạo nên vẻ đẹp riêng cho công trình (Nguồn ảnh: Archdaily)
Tấm lợp trắng đục khiến ánh sáng nhận được không quá chói mắt (Nguồn ảnh: Archdaily)
Tấm lợp trong suốt cho nhà kho Enerco, Hà Lan
Nhà kho được xây dựng năm 2015, toàn bộ phần mặt dựng là tấm lợp Polycarbonate lấy sáng màu xanh dương mờ. Công trình này được xây dựng để chứa hàng hóa bán buôn. Việc sử dụng các tấm lợp có trọng lượng nhẹ giúp công trình tối ưu được thời gian xây dựng. Nhờ đó đáp ứng các tiêu chí về sự nhanh chóng, tiện lợi, an toàn khi xây dựng nhà kho.
Kết cấu đơn giản, nhà kho được thiết kế tương tự như các container xếp chồng lên nhau (Nguồn ảnh: Archdaily)
Kính mặt dựng chắn nước mưa cho khu dân cư Fatima Mansions, Ireland
Công trình được hoàn thiện năm 2009, mang lại một “bộ mặt’ mới cho cảnh quan đô thị. So với nét cổ điển của khu dân cư này, các tấm Polycarbonate sử dụng để ốp một phần mặt dựng đem lại nét hiện đại khác lạ. Đồng thời vật liệu Polycarbonate rất hữu hiệu cho việc cản nước mưa. Nhờ đặc tính của nhựa Polycarbonate, mặt tiền luôn duy trì được vẻ đẹp sạch sẽ, sáng bóng.
Các tấm nhựa Polycarbonate vừa là giải pháp lấy sáng vừa cản nước mưa cho phần mặt đứng tòa nhà (Nguồn ảnh: Archdaily)
>> Tham khảo chi tiết hơn về: Bảng giá tôn nhựa Polycarbonate Nicelight lấy sáng
Ứng dụng làm tấm lấy sáng phần mái
Không chỉ sử dụng làm panel tường hay mặt dựng mà tấm lợp lấy sáng Polycarbonate thường được sử dụng cho phần mái. Với mục đích tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên trong công trình, ứng dụng này được sử dụng nhiều ở các công trình công nghiệp.
(Nguồn ảnh: Archdaily)
(Nguồn ảnh: Archdaily)
Ứng dụng làm vách ngăn nội thất
Thay vì tường ngăn hoặc vách kính, tấm nhựa Polycarbonate màu trắng mờ vừa đáp ứng được chức năng lấy sáng, vừa đảm bảo riêng tư.
Tấm nhựa Polycarbonate thường được các cơ sở y tế sử dụng (Nguồn ảnh: Archdaily)
>> Tham khảo chi tiết hơn về: tấm nhựa trong suốt được ưu chuộng nhất hiện nay
Vách ngăn văn phòng cũng là một ý tưởng ứng dụng tuyệt vời cho tấm lợp Polycarbonate.
Hiện nay có rất nhiều văn phòng làm việc sử dụng tấm lợp lấy sáng Polycarbonate (Nguồn ảnh: Archdaily)
Nhờ tính năng gọn nhẹ, lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng, tấm lợp thông minh Polycarbonate có thể linh hoạt phân chia không gian. Người thiết kế có thể nhanh chóng biến 1 căn phòng đơn điệu thành một không gian thú vị và đa chức năng, phù hợp cho nhiều hoạt động khác nhau.
Vách ngăn bằng tấm nhựa Polycarbonate có thể nhanh chóng tạo ra không gian kín đáo và cách âm (Nguồn ảnh: Archdaily)
Trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình về việc tấm lợp nhựa Polycarbonate được ứng dụng trong ngành xây dựng ở châu Âu. Tại Việt Nam, tuy các tấm lợp Polycarbonate chưa quá phổ biến nhưng đã được ứng dụng cho nhiều công trình khác nhau như công trình công nghiệp, công trình y tế, công trình công cộng,…
Nhựa Nam Việt là đơn vị tiên phong trong việc đưa công nghệ sản xuất nhựa Polycarbonate về Việt Nam. Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành, các sản phẩm từ nhựa Polycarbonate do Nam Việt sản xuất đáp ứng được chất lượng tiêu chuẩn châu Âu. Trong 10 năm qua, sản phẩm của Nhựa Nam Việt đã hoàn toàn chứng tỏ độ bền của mình theo năm tháng.
Tôn lấy sáng do Nhựa Nam Việt sản xuất cho công trình nhà xưởng ở Long An (Nguồn: namvietplastic.vn)
Các sản phẩm nhựa của Nhựa Nam Việt đều sản xuất từ nhựa nguyên sinh của hãng Bayer (Đức) – nơi đi tiên phong tìm ra nhựa Polycarbonate trên thế giới. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của ngành xây dựng trong nước, chất lượng sản phẩm của Nhựa Nam Việt còn có được lòng tin của các đối tác nước ngoài.
Quý khách có nhu cầu tư vấn giải pháp công trình và lắp đặt xin liên hệ ngay với chúng tôi!
CÔNG TY TNHH TM DV SX NHỰA NAM VIỆT
- Địa chỉ: 362 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM
- Điện thoại: (028) 35125108
- Hotline: 0938018130
- Email: info@namvietplastic.com