Tôn nhựa trong là dòng cao cấp. Với các đặc tính trong suốt, sản phẩm không chỉ lấy ánh sáng tự nhiên cho các công trình mà có khả năng ngăn các tia UV gây hại cho sức khỏe . Vì vậy, tôn nhựa trong suốt có điểm ưu tiên gì? Ứng dụng của sản phẩm ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách hiểu thêm về những tính năng ưu việt, ứng dụng và quy trình thi công tôn nhựa trong suốt lấy sáng trong toàn bộ kỹ thuật .

Tôn nhựa lấy sáng Polycarbonate trong suốt
Tôn nhựa trong suốt lấy sáng trong suốt cao cấp, độ truyền sáng đạt đến 89% so với kính thủy tinh
Tôn nhựa lấy sáng trong suốt có độ chịu lực cao hơn 200 lần so với kính thông thường
Hình ảnh mô phỏng ốp cạnh, tấm úp nóc, ốp tiếp giáp tường

Các bước tiến hành

Bước 1: Tính toán số lượng

Đầu tiên là đo chiều rộng hệ khung cần lắp đặt để tính toán số lượng tấm nhựa trong suốt. Công thức như sau:

Số lượng tấm cần sử dụng = Chiều rộng khung mái : Khổ rộng hữu dụng

Ví dụ: Nếu Quý khách chọn tôn lấy sáng Polycarbonate NICELIGHT® loại 11 sóng vuông, khổ hữu dụng là 1,000mm, chiều rộng hệ khung cần lắp đặt là 10,000mm thì số lượng tôn nhựa trong suốt lấy sáng trong suốt cần sử dụng là 10 tấm.

Lưu ý: Đối với chiều dài của tấm nhựa trong suốt, Quý khách nên cộng thêm từ 50mm đến 100mm để tấm tôn nhô ra. Khi trời mưa, nước mưa có thể đổ xuống mặt đất hoặc máng xối.

Bước 2: Chọn màu sắc phù hợp

Mỗi màu sắc tôn nhựa Polycarbonate NICELIGHT® sẽ có tỷ lệ truyền sáng khác nhau, tùy mục đích và nhu cầu lấy sáng để chọn màu sắc phù hợp. Bên cạnh đó, độ truyền sáng cũng liên quan tới mức nhiệt năng truyền qua tấm nhựa trong suốt, đối với các tấm có độ truyền sáng thấp thì nhiệt năng truyền qua tấm ít hơn và ngược lại.

Bước 3: Độ dốc mái

Trường hợp nước bị đọng lại lâu ngày trên mái tôn sẽ kéo theo bụi bẩn và rêu mốc phát triển, do đó mái cần phải có độ dốc phù hợp. Độ dốc mái tối thiểu là 5°/1,000mm chiều dài. Độ dốc mái tôn là tỷ số giữa chiều cao và chiều dài mái tôn, được tính bằng công thức như sau:

i = (H/L) x 100%

Trong đó:

i là độ dốc.

H là chiều cao mái.

L là chiều dài của mái.

Ví dụ: Ta có chiều cao H = 1m, chiều dài mái L = 10m ==> i = (1/10) x 100% = 10%. Vậy độ dốc mái là 10%.

+ Công thức tìm góc anpha của độ dốc mái:

alpha = arctan (H/L) : 3,14 x 180

Ví dụ: Độ dốc mái là 10%. Ta có: H = 1m, L = 10m.

==> alpha = arctan (1/10) : 3,14 x 180 = 5,7°.

Vậy góc dốc mái tôn 5,7°.

Độ dốc mái tôn

Bước 4: Khoảng cách xà gồ

Tôn nhựa trong suốt được lắp đặt trên hệ khung với các thanh xà gồ, đây là các thanh nằm vuông góc với các đường sóng giúp nâng đỡ, tránh cho tấm bị võng. Do đó, khoảng cách này phụ thuộc vào độ dày của tấm, tấm nhựa trong suốt càng mỏng thì khoảng cách xà gồ càng gần nhau. Tham khảo bảng tham chiếu khoảng cách xà gồ tối đa cho tôn lấy sáng Polycarbonate NICELIGHT®.

Độ dày (mm)Khoảng cách đoạn giữa (mm)Khoảng cách đoạn cuối (mm)
1.01,000800
2.01,4001,000
3.01,6001,200

Bảng tham chiếu khoảng cách xà gồ

Hình ảnh mô phỏng chi tiết khung mái

Bước 5: Uốn cong

Tiến hành uốn cong tấm tôn với bán kính tối thiểu là 4.0m. Tấm tôn lấy sáng Polycarbonate NICELIGHT® được uốn cong theo chiều dài của tấm.

Bước 6: Cắt tấm

Để có được một công trình hoàn mỹ nhất, sau khi đã hoàn thành việc tính toán chiều dài của mái, Quý khách cần phải cắt lại tấm tôn cho phù hợp. Quý khách có thể cắt tấm tôn nhựa trong suốt lấy sáng trong suốt bằng các công cụ như dao, kéo (đối với tấm có độ dày dưới 1,2mm) hoặc máy cưa cầm tay (đối với các tấm dày hơn). Tiếp theo là quét sạch bavia (ba vớ) hoặc mạt cưa tạo ra trong quá trình cắt để không làm tấm bị trầy xước.

>>>Tham khảo: Bảng báo giá tôn nhựa lấy sáng mới nhất

Cắt mái tôn nhựa trong suốt

Bước 7: Lắp đặt

Tiến hành đặt tấm nhựa đã được chuẩn bị sẵn lên hệ khung và lắp đặt từng tấm một. Để tăng tính thẩm mỹ cho công trình, các tấm kế tiếp nên được chồng lên mặt sóng ngoài cùng của tấm đã lắp trước đó. Trong quá trình thi công, Quý khách cần lưu ý đặt mặt tấm tôn có phủ UV hướng lên trên.

Sử dụng đinh vít chuyên dụng có ron dù cao su EPDM để cố định tấm vì ron cao su có tác dụng chống thấm dột mà không cần phải sử dụng silicon. Kinh nghiệm khi bắn vít là cần phải khoan trước một lỗ có đường kính lớn hơn thân vít từ 2mm – 3mm để tấm tôn được giãn nở khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên. Quý khách bắt ốc vít liên tiếp cách nhau một sóng, bắn vít trên đỉnh sóng tôn khi lắp đặt mái và bắn ở bụng sóng khi làm vách. Đối với khu vực gần biển hoặc có gió mạnh có thể sử dụng thêm ke chống bão để đảm bảo độ chắc chắn và an toàn.

Bắn ốc vít chuyên dụng có ron dù cao su

Tiếp theo là lắp tấm lợp sinh thái từ điểm cao nhất cho đến mép mái, giữ cho tấm đầu tiên cố định và để nhô mép ít nhất 2cm. Tiếp đến, Quý khách dùng đinh vít đầu có ron dù cao su EPDM để cố định chúng lại.

Khi bắn vít phải bắn thẳng vuông góc với bề mặt tôn

Bước 8: Bảo vệ đỉnh mái

Khi thi công đỉnh mái cần sử dụng tấm úp nóc hình mũ để chụp lên đỉnh mái. Kích thước mỗi bên mái của tấm úp nóc nên rộng từ 300mm đến 500mm. Quý khách có thể sử dụng thêm các miếng foam hình sóng giống tôn lấy sáng che kín các lỗ hở để tránh gió, mưa, bụi tạt vào bên trong.

Bước 9: Vệ sinh và bảo trì

Trong quá trình sử dụng tấm có thể bị bám bụi, làm giảm khả năng lấy sáng. Do đó, Quý khách cần phải vệ sinh tấm. Cách tốt nhất để loại bỏ bụi bám trên bề mặt tấm là dùng vòi xịt nước áp lực cao để làm sạch, giữ đầu vòi xịt cách xa bề mặt tấm ít nhất 500mm. Để di chuyển trên mái, Quý khách cần bước trên phần có xà gồ đỡ, tuyệt đối không được bước lên khoảng trống không có hệ khung xương đỡ bên dưới.

Bước 10: Bảo quản

Với những tấm tôn nhựa chưa sử dụng cần bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời hoặc các dung môi hóa học. Che phủ tấm tôn bằng vải bạt tối màu, tránh che phủ tấm bằng vật dụng kim loại hấp thụ nhiệt.

Chia sẻ: