Kiến trúc bền vững không chỉ là xu hướng riêng của ngành xây dựng mà dần trở thành phong cách xây dựng của thời đại mới. Tấm lợp Polycarbonate là một trong các loại vật liệu được lựa chọn đưa vào các công trình kiến trúc bền vững, chứng tỏ vị thế nhất định của vật liệu Polycarbonate trong ngành xây dựng.

Kiến trúc bền vững là gì?

Kiến trúc bền vững (Sustainable architecture) là một khái niệm đã quen thuộc từ lâu nhưng những năm gần đây mới thật sự được chú trọng. Kiến trúc bền vững là kiểu kiến trúc hướng tới các giá trị bền vững cho con người và môi trường sống. Không chỉ thân thiện, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm năng lượng mà xu hướng này còn hướng đến việc đưa con người gần gũi môi trường tự nhiên.

Maison Mouvaux House, Pháp

Một công trình bằng gỗ và kính, tối đa hóa sự hòa nhập với thiên nhiên
(Ảnh: Maison Mouvaux House, Pháp – Archdaily)

Theo định nghĩa này, công trình không chỉ là được xây nên để phục vụ cho mục đích nhất thời mà cần có khả năng duy trì và đồng hành theo thời gian, hòa hợp với thiên nhiên và môi trường. Mục đích của các công trình ra đời là phục vụ cho đời sống tinh thần và thể lý của con người. Yêu cầu cơ bản nhất của một công trình kiến trúc bền vững chính là độ bền. Dù ý tưởng và chức năng công trình có hấp dẫn và thú vị ra sao nhưng nếu không có giá trị sử dụng thực tế thì cũng không được công nhận.

Maison Mouvaux House, Pháp - Archdaily

Lớp kính trong suốt giúp hòa nhập con người và thiên nhiên
(Ảnh: Maison Mouvaux House, Pháp – Archdaily)

Các tiêu chí lựa chọn vật liệu của kiến trúc bền vững

Các yếu tố của một công trình kiến trúc bền vững thể hiện trong kết cấu bền vững. Sự bền vững của kết cấu gắn liền với vật liệu hình thành nên kết cấu đó cộng với cách thức liên kết giữa các vật liệu. Vì thế để có được công trình đáp ứng điều kiện của kiến trúc bền vững, yếu tố tiên quyết chính là vật liệu. Sau đây là những tiêu chí của vật liệu bền vững:

Vật liệu có độ bền cao

Trong kiến trúc bền vững, công trình cần đạt được nhiều tiêu chí như bền vững, tiện ích, thẩm mỹ, kinh tế. Trong đó yếu tố bền vững chính là yếu tố tiên quyết mà vật liệu cần có. Ngoài việc có thời gian sử dụng lâu dài, vật liệu bền vững còn là vật liệu có khả năng tái chế mà không gây ảnh hưởng đến môi trường. Việc tái sử dụng vật liệu giúp giảm thiểu lượng khí CO2 đáng kể.

Rooftop Prim, Mexico

Thay vì mái kính nặng nề, một mái dốc lớn bằng Polycarbonate có độ bền cao mới là phương án lâu dài
(Ảnh: Rooftop Prim, Mexico – Archdaily)

Rooftop Prim, Mexico

Phần mái che vừa giúp lấy sáng cho các công trình bên dưới, vừa tạo ra lối đi bộ và vườn cây
(Ảnh: Rooftop Prim, Mexico – Archdaily)

Vật liệu góp phần xóa bỏ ranh giới giữa nội thất và ngoại thất

Kiến trúc bền vững đưa con người đến gần với khoảng không thiên nhiên, hòa mình với sự phát triển của tự nhiên. Việc xóa bỏ ranh giới giữa sàn và mái hiên hay ban công tạo điều kiện cho các công trình gắn bó mật thiết với cảnh quan. Vì thế kính hoặc tấm Polycarbonate là những vật liệu được yêu thích trong kiến trúc bền vững.

>> Tham khảo chi tiết hơn về: Bảng giá tôn nhựa Polycarbonate Nicelight lấy sáng

Đáp ứng kiến trúc linh hoạt

Một công trình kiến trúc bền vững cần có thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa với cộng đồng và có khả năng thay đổi công năng để phù hợp với nhiều yêu cầu. Theo đó, vật liệu sử dụng cũng cần có tính linh hoạt trong lắp đặt và sử dụng.

 Villa Fifty-Fifty, Hà Lan

Các tấm Polycarbonate đặc màu trắng sữa được dùng để ốp vào nhà kho dạng mặt bằng tròn vô cùng linh hoạt
(Ảnh: Villa Fifty-Fifty, Hà Lan – Archdaily)

Tấm lợp Polycarbonate thay thế cho kính trở thành vật liệu bền vững

Trong các vật liệu bền vững, kính là một trong những vật liệu được yêu thích nhất. Vì sự phù hợp tuyệt đối với các kết cấu hiện đại, mang đến sự bền chắc cho công trình. Theo đà phát triển của kỹ thuật xây dựng cùng công nghệ vật liệu, độ bền của kính dần không còn đủ đáp ứng. Các kỹ sư và nhà thiết kế muốn tìm đến nhiều loại vật liệu khác để thỏa mãn yêu cầu về chất lượng và sáng tạo. Polycarbonate chính là một sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho kính.

>> Tham khảo chi tiết hơn về: Tấm nhựa thông minh polycarbonate tại Công ty Nhựa Nam Việt.

Tấm lợp Polycarbonate có độ bền vượt trội so với kính

Polycarbonate thỏa mãn yêu cầu căn bản nhất của kiến trúc bền vững, đáp ứng yêu cầu chất lượng thậm chí vượt ngoài mong đợi. Ở cùng một độ dày, tấm Polycarbonate chịu lực tốt hơn đến 200 lần. Tấm Polycarbonate chống chịu tốt trước các tác động va đập ngoại lực. Ngoài ra nhờ độ bền vượt trội và chất lượng đảm bảo của nhựa Polycarbonate, tấm lợp còn có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Tuổi thọ của tấm lợp Polycarbonate có thể lên đến 20 năm mà chất lượng truyền sáng không bị ảnh hưởng nhiều.

>> Tham khảo chi tiết hơn về:  tấm nhựa trong suốt được ưu chuộng nhất hiện nay

Độ linh hoạt tương đương với kính

Ở những vị trí mà kính được sử dụng, tấm lợp Polycarbonate cũng có thể thay thế. Những vị trí thường thấy như mặt dựng, tấm lợp mái, tường kính, vách ngăn không gian, mái hiên,… tấm lợp Polycarbonate được sử dụng linh hoạt từ tấm trong suốt đến màu sắc xám khói, xanh lam,… kết hợp với các hoa văn khác nhau cùng nhiều hình dạng như tấm phẳng, lượn sóng, kim tự tháp,…

Lấy sáng và kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài

Ở các nước ôn đới, việc sử dụng tấm lợp Polycarbonate thay cho tường kính vô cùng phổ biến. Nhờ thiết kế này, công trình có đủ lượng sáng sáng sinh hoạt vào ban ngày mà không gây chói gắt, đồng thời đảm bảo không thất thoát nhiệt lượng, gây hao tổn năng lượng cho công trình.

Khi các nhà thiết kế và chủ đầu tư nhận ra ưu thế của tấm lợp Polycarbonate, các công trình có thêm sự lựa chọn trong thiết kế. Một số công trình đặc thù, tấm Polycarbonate được lựa chọn thay thế kính để tận dụng tối đa ưu điểm mà thủy tinh không sở hữu. Quý khách có nhu cầu lắp đặt tấm Polycarbonate chất lượng cao và tư vấn giải pháp kiến trúc xin liên hệ ngay với chúng tôi!

CÔNG TY TNHH TM DV SX NHỰA NAM VIỆT

Logo Nam Việt Plastic
  • Địa chỉ: 362 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Điện thoại: (28) 35125108
  • Hotline: 0938018130
  • Email: info@namvietplastic.com

Chia sẻ: