Giếng trời là giải pháp tối ưu cho việc lấy sáng, thông gió, tăng chất lượng vi khí hậu cho nhà ở đồng thời tạo ra cảnh quan đẹp cho nội thất. Tuy nhiên việc chọn lựa mái che cho giếng trời vẫn là điều khiến nhiều kiến trúc sư băn khoăn.
Với mật độ xây dựng ngày một dày đặc ở các thành phố, mỗi công trình nhà phố dường như đều ở trong tình trạng bí bách do thiếu ánh sáng và không khí tươi mới. Giếng trời đã trở thành một bộ phận kiến trúc không thể thiếu trong nhà phố hiện nay để giải quyết vấn đề đó.
Giếng trời không mái sẽ là lựa chọn tuyệt hảo nhờ thi công đơn giản nhưng đồng thời bắt buộc phải có hệ thống thoát nước ở đáy giếng thật tốt và hiện đại. Nếu không khi thời tiết không thuận lợi, người sinh hoạt bên trong công trình sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra kèm theo đó là vườn cây và bể cá bên dưới cộng với các loại vách chắn nước mưa để tránh làm bẩn các khu vực khác trong nhà.
Kính cường lực được làm mái che phần giếng trời từ sân thượng
(Ảnh: Công trình Anh House, Hồ Chí Minh – Archdaily)
Vì thế để tối ưu các loại chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả thông gió lấy sáng, hầu hết chủ nhà đều chọn lựa giếng trời loại có mái che. Hiện nay vật liệu mái che được sử dụng phổ biến nhất chính là kính cường lực. Tuy nhiên vật liệu này dần không được quá nhiều chủ đầu tư và kiến trúc sư yêu thích bởi bộc lộ nhiều nhược điểm trong quá trình sử dụng.
>> Tham khảo chi tiết hơn về: Bảng giá tôn nhựa Polycarbonate Nicelight lấy sáng
Kính cường lực giếng trời có những nhược điểm nào?
Kính cường lực có nguy cơ nổ
Đây không còn là vấn đề mới mẻ khi sử dụng kính cường lực giếng trời. Rất nhiều tình huống đã xảy ra khi dùng kính cường lực làm mái che phần giếng trời.
Mái kính cường lực bị nứt vỡ gây hoang mang cho nhiều người sử dụng
Về vấn đề này, Kiến trúc sư Phạm Thanh Tuyền đã đưa ra lời khuyên hữu ích cho các hộ gia đình như sau:
“Không dùng kính (kể cả kính cường lực) ở những vị trí trên cao như mái che giếng trời: Cho dù là loại nào, chất lượng ra sao, kính cũng có tuổi thọ nhất định. Ngoài ra, những tác động xung quanh như nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật lắp đặt… đều ảnh hưởng đến độ bền của kính. Khi kính trên cao vỡ, các mẩu vụn rơi trực tiếp xuống sẽ gây nguy hiểm lớn.
>> Tham khảo chi tiết hơn về: tấm nhựa trong suốt được ưu chuộng nhất hiện nay
Để lấy sáng cho các khu thông tầng, gia chủ có thể chuyển sang loại tấm lợp lấy sáng polycarbonate có độ trong suốt tương đương với kính, bền và nhẹ hơn, có thể uốn cong. Sản phẩm này có khả năng chống chịu va đập tốt. Khi mua, bạn nên chọn loại được bảo hành chống ngả màu, giúp ánh sáng được chiếu xuyên tốt nhất trong nhiều năm.” (Theo VNExpress)
Quá trình lắp đặt kính cường lực dễ dẫn đến rò rỉ nước mưa
Mục đích chính của việc lắp đặt phần mái cho giếng trời lấy sáng chính là cản trở sự xâm nhập của bụi, nước mưa, các vật thể lạ,… vào công trình. Tuy nhiên quá trình lắp đặt kính không phải lúc nào cũng hoàn hảo 100% mà thường xảy ra những sơ suất nhất định.
Việc lắp ghép nhiều ô kính với nhau dễ tạo khoảng hở để nước mưa len vào
Yếu tố kỹ thuật lắp đặt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sử dụng của giếng trời. Nhìn chung vật liệu xây dựng đều có sự giãn nở/ co lại nhất định tùy điều kiện thời tiết.
Vì thế để tránh việc kính cường lực giãn nở gây căng và nứt từ các cạnh, khi lắp đặt giếng trời, các kỹ thuật viên thường để hở một khoảng nhất định giữa kính cường lực so với khung kính. Điểm này có thể dẫn đến khả năng nước mưa chảy vào dẫn đến rò rỉ trong công trình.
Vì vậy người ta đã sử dụng tấm lấy sáng giếng trời Polycarbonate bởi sở hữu nhiều đặc tính ưu việt. Vậy tấm tấm lấy sáng giếng trời là gì?
Tấm lấy sáng giếng trời là gì?
Tấm lấy sáng giếng trời là sản phẩm được sản xuất với nhiều loại kích cỡ và độ dày khắc nhau. Người sử dụng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu độ sáng cho không gian của mình.
Trường hợp có nhu cầu lấy sáng lên 89% tấm lấy sáng trong suốt sẽ là lựa chọn thích hợp, hiểu quả có thể tương đương so với lắp đặt kính. Điều đặc biệt là tấm lấy sáng giếng trời Poly sẽ có độ bền cao, chịu được nhiệt tốt không phải lo tình trạng đứt gãy. Bên cạnh đó là khả năng chịu nhiệt tốt nên dù cung cấp ánh sáng tự nhiên hiệu quả nhưng không làm căn nhà của bạn trở nên nóng hơn.
Tại sao tấm lấy sáng giếng trời Polycarbonate được nhiều kiến trúc sư khuyên dùng?
Trong các công trình xây dựng hiện nay, nếu không phải tình huống bắt buộc hoặc yêu cầu của chủ đầu tư, các kiến trúc sư thường ưu tiên sử dụng tấm lấy sáng giếng trời Polycarbonate. Tuy là vật liệu “đi sau” nhưng nhờ một số tính năng vượt trội, sản phẩm đã dần thuyết phục được người thiết kế và người sử dụng.
Tấm lấy sáng giếng trời Polycarbonate khắc phục các nhược điểm cố hữu của mái kính cường lực
Vẻ đẹp trong trẻo và ánh sáng tốt cho kính cường lực mang lại là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên những nhược điểm của vật liệu thủy tinh đôi khi cũng gây e ngại cho người sử dụng.
Nhờ độ bền cao và khả năng chịu va đập tốt, trong cùng một điều kiện chịu lực với kính cường lực, tấm lợp Polycarbonate không thể bị vỡ, đảm bảo an toàn cho bên trong công trình. Đồng thời với bản chất là nhựa nhiệt dẻo, các sản phẩm từ Polycarbonate được định hình nguyên khối.
Mái che giếng trời dạng Kim Tự Tháp do Nhựa Nam Việt sản xuất
Chẳng hạn mái che giếng trời Kim Tự Tháp định hình nguyên khối từ tấm nhựa Polycarbonate NICELIGHT® được sử dụng phổ biến làm Mái che giếng trời, sảnh chờ trung tâm thương mại, mái che lối đi ngoài trời, mái lấy sáng cao ốc thương mại…
Mái che định hình Kim Tự Tháp với các mặt tiếp xúc nghiêng nhờ đó có khả năng chống ồn cực kì tốt so với việc sử dụng tấm phẳng, do không sử dụng các đường ghép nối mà đúc nguyên khối nên chống rò rỉ thấm dột nước trong quá trình sử dụng.
Tấm lấy sáng Polycarbonate có trọng lượng nhẹ
Với cùng một độ dày so với kính cường lực, tấm Polycarbonate có trọng lượng chỉ bằng ½ hoặc nhẹ hơn. Nhờ đó sẽ không làm tăng trọng lượng cho phần mái giếng trời, không tạo áp lực lên các kết cấu gia cố.
Tấm lợp mái Polycarbonate có nhiều dạng khác nhau
Nếu như tấm lợp mái kính chỉ có một dạng phẳng duy nhất để đáp ứng cho nhiều mẫu thiết kế thì tấm lợp Polycarbonate chính là một sản phẩm “tắc kè hoa” khi có đa dạng từ màu sắc, hình dáng đến hoa văn trên sản phẩm.
Ngoài dạng tôn lượn sóng làm mái, tấm lợp còn có dạng kim tự tháp, dạng tấm phẳng,… với nhiều màu sắc từ xanh, trong suốt, trắng sữa, nâu khói,… Nhờ đó, người thiết kế có thêm nhiều lựa chọn linh hoạt cho các thiết kế của mình.